ĐƯỜNG – SỰ THẬT – SỰ SỐNG

 Đức Giê-su mang nhiều đồng nghĩa lạ lùng: Ngài là bánh hằng sống, là muối cho đời, là ánh sáng thế gian. Ngài nói về mình: „Tôi là đường, là sự thật và là sự sống. Ai tin tôi, sẽ không chết đời đời“ . 2000 năm sau giáng sinh, ta có thể trả lời một cách minh bạch câu hỏi  Đức Giê-su là ai không?

Nếu giờ đây chỉ có việc đào bới lịch sử 2000 năm lên để tìm câu trả lời, thì như ta đã nói, phương pháp lịch sử đã gặp giới hạn của nó. Nhưng đây không phải vậy.

Ta thấy chủ thể sống động, được hình thành lên từ việc rao truyền, là Giáo Hội vẫn giữ nguyên bản sắc của nó, và bản sắc đó đã có ngay từ đầu. Giáo Hội có thể nói hiện diện đồng thời với  Đức Giê-su, và sự song hành đó đã kinh qua mọi thời gian.

Như vậy, cuộc đào bới phi thường 2000 năm cũng không tách ta ra khỏi  Đức Giê-su. Cái chủ thể làm chứng về Ngài một cách sống động (là Giáo Hội), và có thể nói đã cùng với Ngài xưng „Tôi“ ngay từ đầu, vẫn hiện diện không ngừng. Qua Giáo Hội ta thấy sự hiện diện sống động của Ngài. Qua Giáo Hội, ta có thể nhận ra nguồn cội hình thành của nó. Dĩ nhiên, trong đó cũng có đức tin, mà nếu không có một hình thái cảm thông, không có đức tin, tôi không thể nhận ra người khác.

Có lần tôi thấy một bức ảnh trong nhà thờ ở Na-da-ret. Ảnh vẽ cậu Giê-su đang vụng về trên chiếc bàn thợ mộc. Maria ngồi bên cạnh, lo và sầu não. Và gương mặt ông thợ mộc Giu-se lộ vẻ ngài biết trước con mình sẽ không nối được nghiệp cha. 12 tuổi, cậu Giê-su muốn bỏ gia đình („con phải ở nhà Cha con“). Năm 30 tuổi dân Na-da-ret muốn xô Ngài từ núi xuống.

Khởi đầu, Ki-tô giáo không muốn lưu truyền công khai câu chuyện thời niên thiếu của  Đức Giê-su. Chỉ với Lu-ca và Mat-thêu, câu chuyện mới xuất hiện theo cách kể khác nhau. Khác với công việc của một sử gia, Tin Mừng không muốn đề cập tới bất cứ một tiểu sử nào của Ngài, mà chỉ muốn làm chứng về điều mà ta cho là quan trọng. Và các thánh sử không muốn kể lại thời ở ẩn, mà chỉ muốn nhắc đến gốc gác đặc biệt của Ngài, gốc này được coi là ngôi sao ngay từ đầu xuyên chiếu đời Ngài, và nói về sứ điệp của Ngài.

Hình ảnh thánh gia mà anh thấy chỉ là do lòng đạo đức tưởng tượng vẽ ra, nhất là từ thế kỷ19 người ta chú tâm tới đề tài Na-da-ret và đã vẽ theo cảm quan riêng của mình. Với lại kiểu tiểu gia đình như thế ở Pa-les-tin ngày xưa không có. Thời đó họ sống đại gia đình theo lối chung cả bộ lạc, cũng vì thế mới có chuyện Kinh Thánh nói tới những người anh em của  Đức Giê-su.

Thế kỷ19 đã suy diễn mọi chuyện theo một ánh sáng mới. Ta thấy cao điểm của nó nơi Charles de Foucauld*, người đã tạo cho Na-da-ret một sứ điệp thầm lặng, khiêm nhường và hối cải. Dĩ nhiên Foucauld đã khám phá ra được những điểm quý giá. Nhưng những điểm đó không trực tiếp nói lên tâm điểm của sứ điệp như đã được trình bày trong Tin Mừng.

Tại sao  Đức Giê-su 30 tuổi mới ra công khai? Như vậy Ngài chỉ có 3 năm để rao giảng.

Trong thế giới và hoàn cảnh của Is-ra-en thời đó không phải một thanh niên nào cũng có thể xuất hiện được. Ai muốn thi hành vai trò một Rabbi (giáo trưởng), dù  Đức Giê-su không phải là một Rabbi theo đúng nghĩa, phải trải qua một thời gian ít nhất 30 tuổi. Vì vậy mới có chuyện xuất hiện vào năm 30, chứ không sớm hơn. Sứ điệp  Đức Giê-su mang chiều sâu nội tâm, nên cần đủ thời gian suy tư.

Có lần Ngài về thăm quê hương. Và đồng hương hiếu kì đã phải lắc đầu thắc mắc: „Đó không phải là anh con ông thợ mộc sao? Do đâu mà anh ấy bỗng nhiên có được nhiều khôn ngoan và sức mạnh đến thế?“ Và Kinh Thánh tiếp: „Có phải bà Maria là mẹ anh, và Gia-cô-bê, Giu-se, Si-mon và Giu-đa là anh em của anh ta không? Có phải các chị em của anh ta đang sống giữa chúng ta không?“

Chỗ này Kinh Thánh nhắc tới tên bốn người anh em và số chị em không được xác định. Nếu tôi nhớ không lầm: Giáo Hội chưa bao giờ bảo Giê-su là con một của trinh nữ Maria?

Trong một thôn nhỏ như Na-da-ret hẳn ai cũng biết nhau. Vì thế, khi một người cùng sống bình lặng trong họ bỗng nhiên có được một hiểu biết như thế, thì mọi người thắc mắc là phải. Và càng gần người đó bao nhiêu, người ta càng tỏ ra thắc mắc. Người ta không tin vào sự thay đổi đó và muốn kéo Ngài về với thường tình. Vì thế mà  Đức Giê-su đã nói: „Không một tiên tri nào được tiếp đón nơi quê hương mình“. Còn chuyện anh chị em của Ngài, Giáo Hội trước sau vẫn tin đức trinh nữ Maria chỉ có Ngài là con một mà thôi. Qua Ngài, mẹ Maria thuộc về Thiên Chúa, và vì thế có thể nói Mẹ không thể trở về với một cuộc sống gia đình bình thường được.

Từ „anh chị em của Giê-su“ được cắt nghĩa theo cấu trúc gia đình thời đó. Và cũng có đủ bằng chứng để biết rằng những trẻ trên không phải là con của Maria. Chẳng hạn như Tin Mừng ở đây cũng nói tới một bà Maria khác, và những chuyện khác đại loại như thế. Tin Mừng chỉ nói xa gần về những liên hệ gia đình cá biệt, và ở đây ta hiểu là có nhiều gia đình liên hệ với nhau. Dưới chân thập giá,  Đức Giê-su trao Gio-an như là con cho Mẹ, điều đó cho thấy nét đặc thù nơi Mẹ, và Mẹ là Mẹ của riêng Ngài một cách đặc biệt mà thôi.

Ta không thể giải toả vấn nạn trên bằng thuần lịch sử. Không thể chứng minh mẹ Maria chỉ có một con mà thôi. Trái lại, ta cũng không thể chứng minh những người trên phải là anh chị em ruột của  Đức Giê-su. Có nhiều lí chứng – về điểm này Josef Blinzler có viết một cuốn sách hay – cho thấy rằng những người trên là con của các gia đình khác trong bộ tộc, và Kinh Thánh gọi chung họ là anh chị em của Ngài. Ngoài ra, ý niệmanh chị em của Giê-su cũng là một ý niệmđược đưa ra trong Giáo Hội sơ khai, nó nói lên những căng thẳng giữa một bên là kiểu gia đình  Đức Giê-su theo khuynh hướng do-thái giáo khắt khe, với bên kia là những khuynh hướng khác cùng có mặt trong buổi bình minh của Giáo Hội.